NLP (Natural Language Processing) được hiểu là trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên. NPL có vai trò gì trong SEO? Hay đây chỉ là một thuật ngữ lập dị được sử dụng giữa những người làm SEO?
Google cần một kho lưu trữ riêng để lưu trữ các ý tưởng, chủ đề và “tất mọi thứ”.
Đôi khi, sẽ xảy ra một sự thay đổi trong thuật toán, và nếu bạn may mắn là một trong những người đầu tiên nhìn ra sự thay đổi đó và tối ưu SEO của mình, bạn sẽ gặt hái được những lợi ích to lớn trong khi những người khác đang cố gắng bắt kịp sự thay đổi này.
Vì vậy, các bạn SEOer cần phải kiểm tra quá trình SEO để xem thay đổi quan trọng tiếp theo đến từ đâu. Liệu NLP có phải là một trong những nhân tố làm thay đổi cuộc chơi? Điều đó là có thể.
Tuy nhiên, trước khi nói sâu hơn về vấn đề này, chúng hãy cùng nhau tìm hiểu những điều căn bản nhất:
- NLP là gì?
- NLP kết nối với thuật toán của Google như thế nào?
- Tại sao NLP lại quan trọng?
- Những case thực tế bạn có thể tối ưu NLP
Vào cuối năm 2019, Google công bố phát hành thuật toán BERT, việc họ áp dụng triển khai thuật toán sẽ ảnh hưởng đến 10% các truy vấn tìm kiếm.
Cách tốt nhất để hiểu NLP từ góc độ SEO là trước tiên bạn phải hiểu thuật toán BERT là gì. BERT là từ viết tắt của cụm từ Bidirectional Encoder Representations from Transformers.
BERT chứa hai thành phần chính:
- Dữ liệu (các mô hình được đào tạo trước)
- Phương pháp (cách xác định để học và sử dụng các mô hình đó).
Khi chúng ta nói về các mô hình, chúng ta muốn nói đến các tập hợp dữ liệu. Vì vậy, BERT thu thập các bộ dữ liệu cụ thể liên quan đến nội dung và sau đó học cách phân tích dữ liệu đó.
Cộng đồng SEO đã làm một số công việc như: thu thập dữ liệu để chạy thử nghiệm, tập hợp ý tưởng của họ lại với nhau; sau cùng họ quyết định rằng BERT tập trung vào nội dung chất lượng, ngữ cảnh và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).
Vì sao BERT và NLP đi chung với nhau
“Bằng cách cố gắng hiểu ‘ngữ cảnh’ của các truy vấn tìm kiếm, và bằng cách khai thác mối quan hệ giữa các stop-words với các từ khác trong truy vấn, thuật toán BERT của Google đẩy các công cụ tìm kiếm truyền thống về giới hạn hiểu nhu cầu của người dùng. Với việc Google tập trung vào NLP để hiểu sâu hơn về các truy vấn của người dùng, điều đó ngụ ý rằng những người làm content nếu có được nội dung, thông tin cụ thể, phù hợp hơn (bao gồm cả liên kết) trong trang của họ, thì những trang đó sẽ có xu hướng được xếp hạng cao hơn.”
– Theo Jaya Kumar, Nhà khoa học dữ liệu, Chuyên gia về Deep Learning và NLP.
NLP là một model của BERT. Nó có thể hiểu các từ hoặc cụm từ trong ngữ cảnh của các từ đó bằng cách xem xét các tín hiệu khác nhau xung quanh nó. Từ những từ trước nó đến những từ trước đó nữa; từ phần phụ của trang đến toàn bộ trang.
Nếu bạn có thể phân tích nội dung trên các trang mà Google xếp hạng cao, và xem xét nội dung trước và sau các cụm từ và từ, sau đó tối ưu hóa trang của bạn để cung cấp một cái gì đó tương tự, bạn sẽ cung cấp ngược lại cho Google một website/ nội dung giống với các trang được xếp hạng cao nhất. Đó là những gì NLP thể hiện với bản cập nhật thuật toán BERT, Google đang sử dụng nó.
Google không còn xem xét các từ hoặc cụm từ riêng lẻ theo cách nghiên cứu từ khóa truyền thống nữa. Mà bây giờ họ đang xem xét tổng thể các câu, đoạn văn và truy vấn, tức là họ đang xem xét theo cảm tính.
“Điều quan trọng cần nhớ là NLP đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Đó không phải là “công nghệ mới” mà Google đột nhiên áp dụng. Họ đã luôn sử dụng nó, dưới hình thức này hay hình thức khác. Bây giờ, nó là BERT nhưng nó có thể thay đổi khi lĩnh vực này tiếp tục phát triển trong tương lai.
NLP rất hữu ích để so sánh các chủ đề mà bạn đã đề cập trong nội dung của mình với nội dung của đối thủ cạnh tranh. Tôi chủ yếu sử dụng nó như một cách để xem liệu tôi có bỏ sót điều gì không, hoặc liệu tôi có nên thêm nội dung phụ để hỗ trợ cho nội dung chính hay không.
Và cuối cùng, đừng bị bó buộc trong các công cụ. Khi nội dung của bạn được hoàn thành, hãy nhìn lại và đánh giá xem nội dung của bạn có ý nghĩa hay không. Công cụ tìm kiếm sẽ không bao giờ mua bất cứ thứ gì từ bạn, nhưng người dùng thì có. Vì vậy, hãy cung cấp cho người dùng những gì họ muốn!”
– Theo Steven van Vessum, VP of Community tại ContentKing